Nguyên liệu làm bánh

Chào mừng các bạn đến với BANHNGON.VN

Thời điểm này, ắt hẳn mọi người sẽ dành hầu hết thời gian ở nhà và trổ tài vào bếp. Nhận thấy nhu cầu làm bánh trái của các chị em rất lớn nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu, hôm nay mình sẽ chia sẻ 1 số thông tin và kiến thức nhỏ bé của mình về bánh trái, hy vọng giúp ích và tiếp thêm đam mê nấu nướng cho mọi người.

Đầu tiên mình sẽ chia sẻ về MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN TRONG LÀM BÁNH cho các chị mới tập làm bánh, còn lờ mờ về các nguyên liệu.

Bài viết này sẽ về các nguyên liệu cơ bản, cũng như chú ý về nguyên liệu để chúng ta có thể làm ra những chiếc bánh ưng ý nhất. *Nội dung chi tiết từng nguyên liệu mình sẽ cập nhật vào từng hình nhé!*

1. Bột mì

Trong ngành bánh có rất nhiều loại bột, nhưng với việc nướng bánh hằng ngày, chúng ta chỉ cần để ý tới 3 loại bột chính là all purpose flour (bột mì đa dụng), cake flour (bột làm bánh bông lan) và bread flour (bột làm bánh mì)
3 loại bột khác nhau về hàm lượng protein. Protein càng cao, các sợi gluten tạo ra khi kết hợp với nguyên liệu lỏng càng nhiều, bánh càng đặc và dai

  • CAKE FLOUR( hay còn được gọi là bột mì số 8)

Loại này có hàm lượng protein tầm 7,5-9,5%, độ dai thấp và độ xốp cao.Thường được dùng trong các loại bánh bông lan, cookie, bột tẩm chiên…

  • BỘT MÌ ĐA DỤNG( hay bột mì số 11)
BỘT MÌ ĐA DỤNG( hay bột mì số 11)

Hàm lượng protein 9,5-11,5%, độ dai và xốp ở mức trung bình trong 3 loại bột
Dùng trong các loại bánh mì lạt, bánh bao, mì tươi, bánh su…

  • BREAD FLOUR( hay bột số 13)
BREAD FLOUR( hay bột số 13)

Hàm lượng protein 12-13,5%, độ dai cao, độ xốp thấp.Thường dùng cho các loại bánh mì, pizza, croidsant…

2. Men

men nở

Đây là 1 thành phần không thể thiếu khi làm bánh mì. Men là 1 loại vi sinh vật có khả năng tiết ra 1 số loại enzymes giúp thúc đẩy quá trình lên men trong khối bột bánh mì. Men chuyển hoá đường và tinh bột trong thành phần thành khí cacbon( giúp bánh nở) và khí gốc rượu (giúp bánh có mùi thơm)
Về hình dạng thì men được phân thành men tươi, men khô, men instant nhưng hầu hết trên thị trường hiện nay là loại men instant, men dễ sử dụng, không cần kích hoạt trước.
Khi làm bánh, cần chọn đúng loại men cho từng loại bánh để đạt kết quả tốt nhất

:👉Men ngọt: dùng cho các loại bánh ngọt( có lượng đường cao >8%)

)👉Men lạt: dùng cho các loại bánh lạt( đường <8%)

Lưu ý: Men mua về đã khui ra nên cột thật kĩ, tránh không khí, bảo quản trong tủ lạnh. Khi cho vào cùng các nguyên liệu phải cho cách xa muối.

3. Muối nở(baking soda) và bột nở (baking power)

BỘT NỞ(BAKING POWER) và MUỐI NỞ( BAKING SODA)

Đây là 2 phụ gia có tác dụng nở bánh và làm xốp bánh bằng việc tác dụng với các thành phần để tạo ra bọt khí.

Đặc biệt, baking soda sẽ tác dụng mạnh khi thành phần chứa một loại nguyên liệu chứa acid như nước chanh, buttermilk, sữa chua, mật ong, sô cô la… giúp bánh nở tốt và nhưng lại bay hơi nhanh, nên phải đem nướng ngay sau khi trộn bột.

Baking power do thành phần đã có axit nên linh hoạt hơn baking soda, không cần phải có chất axit để kích hoạt cũng như không cần đem nướng ngay

4. Chất béo(phân biệt butter và margarine)

CHẤT BÉO TRONG LÀM BÁNH

Chất béo gồm: Dầu, bơ, margarine, shortening,bơ dầu.
Trong đó, có 2 loại chất béo dễ nhầm lẫn nhất là Bơ(butter) và Margarine.

Bơ( butter) là bơ động vật, độ béo cao trên 80%, thường nóng chảy ở nhiệt độ trên 28 độC. VD bơ Anchor, Bơ president, Bơ lạt TH… giá sẽ rơi vào tầm 180k-250k

Margarine là bơ thực vật, là loại chất béo thực vật đã hydro hoá nên về nguồn gốc nó không tự nhiên mà là nhân tạo, nhiệt độ tan chảy tầm 43 độC nên ăn vào hơi khó tiêu, và không tốt cho sức khoẻ. Vd bơ thơm Cái Lân, Meidan, Trường An…
Giá thành khá rẻ so với bơ động vật, chỉ dao động từ 40-80k/kg

5. Trứng

trứng gà

Thường trong làm bánh sẽ sử dụng trứng gà

6. Whipping cream và topping cream

7. Gelatin

8. Đường

9. Muối

10. Cream of tartar!!!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *